Truyền thông
Để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân, các tổ chức trong và ngoài nước về chương trình phục hồi sếu đầu đỏ tại Tràm Chim và kêu gọi sự hỗ trợ trong việc triển khai các nội dung Đề án. Các hoạt động truyền thông của Đề án sẽ được tiến hành như:
- Đào tạo các kỹ năng về truyền thông marketing cho cán bộ phụ trách chương trình phục hồi sếu
- Mời các chuyên gia truyền thông tổ chức các lớp tập huấn tại Tràm Chim cho nhân viên của Đề án;
- Cử nhân viên Tràm Chim tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng truyền thông.
- Xây dựng các chương trình quảng bá, thu hút đóng góp từ xã hội và khối tư nhân
- Thiết kế và thực hiện các chương trình quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình) và mạng xã hội;
- Thiết kế và phân phối các tài liệu truyền thông về chương trình nuôi thả sếu (tờ rơi, poster, các ấn phẩm khác);
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo.
- Xây dựng các chương trình giáo dục môi trường tập trung vào cộng đồng để vận động sự tham gia của người dân địa phương bảo vệ sếu khi ra sống ngoài vùng lân cận
- Tổ chức các chương trình giáo dục ngoại khóa tại các trường học trong vùng lân cận về các nội dung liên quan đến Đề án bảo tồn Sếu;
- Phối hợp với chính quyền huyện, xã lồng ghép nội dung bảo tồn sếu vào các hoạt động tuyên truyền chính sách nhà nước tại địa phương;
- Tổ chức các lễ hội chim (Bird Festival) định kỳ hàng năm. Lễ hội chim hàng năm chính là chương trình tổng thể bao gồm các nội dung về giáo dục môi trường, quảng bá du lịch cộng đồng cũng như giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Dựa trên kết quả quan trắc khu vực sếu sinh sống ngoài vùng lân cận, tập trung vận động các hộ dân có đất nơi sếu sinh sống áp dụng các biện pháp bảo vệ đàn sếu;
- Xây dựng và phát triển các mô hình giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương kết hợp với chương trình bảo tồn sếu
- Xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình tạo sinh kế cho người dân địa phương kết hợp với Đề án sếu tại Tràm Chim;
- Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng kết hợp với chương trình sản xuất nông nghiệp sinh thái tại các vùng lân cận;
- Vận động các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong khu vực VQG Tràm Chim tạo điều kiện cho người dân địa phương, nhất là những hộ gia đình có đóng góp trong Đề án sếu, được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn: Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2022 - 2032