Nhận, nuôi dưỡng

Trong giai đoạn từ năm 2022-2028

  • Sẽ tiếp nhận được 30 cá thể sếu 06 tháng tuổi từ Thái Lan nuôi chăm sóc và thả về môi trường thiên nhiên.
  • Cán bộ chuyên môn của Vườn và ngành tỉnh sẽ được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ tại Thái Lan.
  • Cho sinh sản bằng biện pháp ghép đôi, tách đàn, nuôi nhốt chung và cho sinh sản.
  • Tiến hành thả về thiên nhiên một số cá thể khỏe mạnh, đảm bảo sống an toàn ngoài thiên nhiên.
  • Theo dõi sự thích nghi sếu sinh sống bên trong và ngoài Vườn.
  • Chuyên gia Thái Lan và Hội sếu quốc tế sẽ đến tập huấn chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật Tràm Chim về cách chăm sóc, nuôi cho sinh sản và thả về thiên nhiên;
  • Thu thập những dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường bên trong và ngoài Vườn (nơi sếu sinh sống).

Giai đoạn 2029 – 2032

  • Tiếp tục đàm phán với Thái Lan hỗ trợ tiếp nhận 30 cá thể sếu 06 tháng tuổi từ Thái Lan nuôi chăm sóc và thả về môi trường thiên nhiên; dự kiến sinh sản 40 cá thể sếu từ các cá thể bố mẹ ban đầu.
  • Chuyên gia Thái Lan và Hội sếu quốc tế sẽ tiếp tục đến tập huấn chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật Tràm Chim về cách chăm sóc, nuôi cho sinh sản nhân tạo, bảo quản trứng và chăm sóc đến khi nở, hướng dẫn tiêm phòng bệnh chuyên sâu, kỹ thuật ghép đôi sếu (nếu sếu không tự ghép đôi) và thả về thiên nhiên
  • Tiếp tục giám sát sự phân bố sếu sinh sống bên trong và ngoài Vườn.
  • Xây dựng bản đồ phân bố sếu sinh sống.
  • Hoàn thiện các tài liệu và dữ liệu về quy trình nuôi nhốt chăm sóc và thả về thiên nhiên đối với sếu đầu đỏ.
  • Xây dựng báo cáo khoa học về kết quả thực hiện chương trình nuôi nhốt và thả về thiên nhiên tại Tràm Chim.
  • Đề xuất các giải pháp để duy trì tính ổn định về quần thể sếu sinh sống tại Tràm Chim.

Quy trình nuôi và sinh sản được xác định theo các điểm như: chuẩn bị sếu bố mẹ ⇒ làm tổ đẻ trứng ⇒ ấp trứng ⇒ chăm sóc con non.

Nguồn: Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2022 - 2032