Mục tiêu chung của Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” nhằm phục hồi và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Đàn Sếu đầu đỏ thả ra sẽ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
ĐỒNG THÁP 100 cá thể sếu đầu đỏ sẽ được nuôi thả tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong 10 năm với mục tiêu phục hồi, bảo tồn loài chim quý hiếm có trong sách đỏ thế giới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 184 tỷ đồng.
(Dân trí) - 2 năm qua, đàn sếu đầu đỏ biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) không quay lại vườn. Mới đây, địa phương này đã phê duyệt chi gần 185 tỷ đồng khôi phục cảnh quan để đưa đàn sếu trở lại.
Ngày 03/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định phê duyệt Đề án Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032.
Theo kế hoạch dự kiến, hai con sếu đầu đỏ sẽ được đưa từ Thái Lan về Đồng Tháp vào đầu tháng 12.
Loài Sếu đầu đỏ hiện được xếp vào nhóm Cận Nguy Cấp (Vulnerable) trong sách đỏ Thế Giới do Liên đoàn các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN thành lập (IUCN Red List 2020-2). Việt Nam tham gia vào các công ước quốc tế sau, đi kèm với trách nhiệm bảo tồn các loài sinh vật hoang dã đang bị đe dọa trong đó có sếu Đầu đỏ: Công ước Đa Dạng Sinh Học (1992); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (1971).Vườn quốc gia Tràm Chim được công nhận là điểm Ramsar thứ 2000 của thế giới vào năm 2012