Vườn Quốc gia Tràm Chim đang hoàn tất những khâu cuối cùng để sẵn sàng đón đàn Sếu đầu đỏ (Sarus Crane) trở về. Đây là một phần quan trọng trong Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ giai đoạn 2022 - 2032, nhằm khôi phục quần thể loài chim quý hiếm này tại vùng Đồng Tháp Mười.
Các chuồng nuôi Sếu đầu đỏ đã được hoàn thiện theo mô hình bán hoang dã
Tại khu bảo tồn, các chuồng nuôi Sếu đầu đỏ đã được hoàn thiện theo mô hình bán hoang dã, với đầy đủ thảm thực vật, nguồn nước và sinh cảnh tự nhiên. Mọi điều kiện về an toàn, chăm sóc đều được kiểm soát chặt chẽ.
Song song với việc hoàn thiện chuồng nuôi, Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Tràm Chim) cũng triển khai hệ thống giám sát gồm 09 camera quan sát từ xa, hạn chế sự tác động của con người đối với sếu. Đội ngũ nhân viên đã được tập huấn tại Thái Lan để đảm bảo các quy trình chăm sóc, sơ cứu, điều trị sếu theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn thức ăn được đảm bảo để phù hợp với chế độ dinh dưỡng tự nhiên của Sếu đầu đỏ.
Cán bộ thú y được kiểm tra các vật tư, thiết bị điều trị, sơ cứu cho Sếu đầu đỏ. Ảnh: Nguyệt Ánh
Ông Đoàn Văn Nhanh - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, hiện nay Vườn đã xây dựng Quy trình tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc và thả Sếu đầu đỏ về thiên nhiên để triển khai trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện, chăm sóc sẽ tiếp thu góp ý, tích lũy kinh nghiệm từ chuyên gia để hoàn thiện quy trình.
Năng kim được phục hồi tại khu A4. Ảnh: Nguyệt Ánh
Bên cạnh việc xây dựng chuồng nuôi, những năm qua, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã tích cực phục hồi hệ sinh thái đặc trưng của Đồng Tháp Mười, đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của đàn Sếu đầu đỏ trong tương lai. Những cánh đồng năng kim – nguồn thức ăn quan trọng của Sếu đầu đỏ đã dần phục hồi mạnh mẽ tại các khu A1, A5, A4; môi trường nguồn nước, thảm thực vật cũng dần phục hồi.
Hoàn Quân
Nguồn: https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/23300398?plidlayout=34
Ngày 08/4, Tổ công tác do tỉnh Đồng Tháp thành lập sang Vương quốc Thái Lan để tiếp nhận và vận chuyển Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim. 06 cá thể Sếu đầu đỏ đầu tiên khi vận chuyển về Việt Nam được kiểm dịch và cách ly tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, sau đó đưa về Vườn Quốc gia Tràm Chim để thực hiện công tác bảo tồn. Cùng nhìn lại hành trình “Đưa đàn Sếu trở về” của tỉnh Đồng Tháp qua một số hình ảnh.
Việc bảo tồn Sếu đầu đỏ và các loài chim hoang dã không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng. Thể hiện tinh thần đó, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông quyết định thành lập Đội Tuyên truyền Bảo vệ Sếu đầu đỏ và các loài chim hoang dã tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, với 15 thành viên.
06 cá thể Sếu đầu đỏ (Sarus Cranes) đầu tiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đều được đặt tên và mỗi tên của từng cá thể sếu đều có ý nghĩa riêng, thể hiện sự gắn kết, mong ước những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn Sếu đầu đỏ (Sarus Crane) và hệ sinh thái đất ngập nước, ghi nhận những nỗ lực của các tổ chức, chuyên gia và cộng đồng trong công tác bảo tồn Sếu đầu đỏ, chiều ngày 19/4, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Vườn Quốc gia Tràm Chim và Korat zoo tổ chức hoạt động truyền thông công tác bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ.
Sau thời gian cách ly tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đến ngày 19/4, 06 cá thể Sếu đầu đỏ (Sarus Cranes) đã hoàn thành cách ly và kiểm dịch.
Sau một thời gian vắng bóng, loài Sếu đầu đỏ (Sarus Crane), biểu tượng gắn liền với vùng đất Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp sắp có ngày trở lại. Trong những ngày tới đây, 06 cá thể Sếu đầu đỏ đầu tiên sẽ được chuyển từ Thái Lan về Vườn Quốc gia Tràm Chim, mở ra hy vọng mới cho công tác bảo tồn loài chim quý hiếm này.
Nhằm phục hồi và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan, Hiệp hội vườn thú Việt Nam, Hội Sếu Quốc tế và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp nhận 06 cá thể Sếu đầu đỏ đầu tiên từ Vương Quốc Thái Lan về Việt Nam. Tiến sĩ Trần Triết – Hội Sếu Quốc Tế, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh có chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp xoay quanh nội dung này.
Sau thời gian khẩn trương triển khai, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã hoàn tất các hạng mục hạ tầng cần thiết phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ. Đây là hoạt động trọng tâm nằm trong Đề án bảo tồn sếu đầu đỏ do tỉnh Đồng Tháp thực hiện từ năm 2022, nhằm đưa loài chim quý này trở lại sinh cảnh tự nhiên của vùng đất ngập nước Tràm Chim.
Sáng ngày 13/4, tại Thảo cầm viên Sài Gòn, nơi 06 cá thể sếu chuyển về Việt Nam từ Vườn thú Nakhon Raschasima (Thái Lan) đang được cách ly, các chuyên gia của Thái Lan, Việt Nam và Hội Sếu Quốc Tế đã thảo luận đánh giá tình hình sức khỏe của các cá thể sếu sau 03 ngày nuôi cách ly.