Theo kế hoạch dự kiến, hai con sếu đầu đỏ sẽ được đưa từ Thái Lan về Đồng Tháp vào đầu tháng 12.
Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (thứ 2 từ trái) - khảo sát khu vực chuồng nuôi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: TỐNG DOANH
Ngày 14-11, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh khảo sát tại khu vực nuôi thả sếu cùng các hạng mục công trình phục vụ đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Ông Nguyễn Văn Lâm - giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim - cho biết đầu tháng 11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh đã đến Thái Lan đàm phán việc hỗ trợ hai con sếu đầu đỏ phục vụ cho công tác truyền thông và khởi động đề án vào đầu tháng 12 tới.
"Ngày 7-11, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành công văn gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị hỗ trợ trao đổi đối với Bộ Ngoại giao Thái Lan về chương trình hợp tác sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim, nhằm xúc tiến các thủ tục tiếp nhận sếu", ông Lâm nói.
Cận cảnh một khu hạ tầng phục vụ nuôi sếu đã hoàn thiện - Ảnh: TỐNG DOANH
Qua khảo sát, ông Lê Quốc Phong yêu cầu Vườn quốc gia Tràm Chim khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phương án chăm sóc sếu, các thủ tục hợp tác bảo tồn sếu như biên bản thỏa thuận ghi nhớ về bảo tồn sếu đầu đỏ nhằm phục vụ cho các bước tiếp theo của đề án.
"Chậm nhất đến cuối tháng 11, Vườn quốc gia Tràm Chim có phương án chi tiết lộ trình di chuyển của sếu bằng đường bộ, đường hàng không, vấn đề ưu tiên trong vận chuyển sếu; chuẩn bị kỹ các điều kiện cho việc chăm sóc sếu như: đầu mối thức ăn, thuốc dự trữ…
Đặc biệt là quy hoạch khu vực bố trí nơi du khách tham quan sếu hợp lý, nhờ chuyên gia tư vấn để không ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của sếu sau khi đưa về Đồng Tháp", ông Phong nói.
Dự kiến trước lễ công bố đề án ngày 14-12 tới, hai con sếu đầu đỏ từ Thái Lan sẽ được đưa về Vườn quốc gia Tràm Chim.
Mục tiêu chung của Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” nhằm phục hồi và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Đàn Sếu đầu đỏ thả ra sẽ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
ĐỒNG THÁP 100 cá thể sếu đầu đỏ sẽ được nuôi thả tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong 10 năm với mục tiêu phục hồi, bảo tồn loài chim quý hiếm có trong sách đỏ thế giới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 184 tỷ đồng.
(Dân trí) - 2 năm qua, đàn sếu đầu đỏ biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) không quay lại vườn. Mới đây, địa phương này đã phê duyệt chi gần 185 tỷ đồng khôi phục cảnh quan để đưa đàn sếu trở lại.
Ngày 03/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định phê duyệt Đề án Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032.