Lịch sử hình thành và quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim trong 40 năm qua là câu chuyện của lửa. Có khi lửa hủy diệt và trong nhiều trường hợp lửa giúp tái sinh.
Sáng nay tôi rất hạnh phúc được trực tiếp tham gia với các anh em kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp tiến hành đốt cỏ chủ động trong khu A1 Vườn Quốc gia Tràm Chim. Lần này lửa được dùng như một công cụ, một phương pháp quản lý và phục hồi hệ sinh thái.
Khu vực được đốt ngày 28/3/2025 tại Tràm Chim là vùng đồng cỏ Năng đã liên tục ngập nước trong 15 năm qua. Lớp thảm thực vật và xác bã hữu cơ tích tụ lâu ngày rất dày. Các loài chim và nhiều loài sinh vật khác không thể sử dụng nơi này làm nơi sinh sống. Lớp xác bã thực vật còn là nguồn vật liệu gây cháy rất lớn, có thể gây nên những trận cháy mang tính hủy diệt.
Vào tháng 12/2024, Vườn Quốc gia Tràm Chim tiến hành điều tiết nước theo thiết kế khoa học. Khu vực này được khô ráo lần đầu tiên sau 15 năm, tạo điều kiện cho việc đốt cỏ chủ động sáng nay.
Việc đốt lớp xác bã thực vật tích tụ nhiều năm sẽ giúp tái tạo lại thảm thực vật mới, tạo thêm nhiều thức ăn và giúp các loài động vật có thể tiếp cận môi trường đất. Việc đốt còn loại bỏ lớp xác bã tồn tích, làm giảm nguy cơ cháy rừng. Các nhân viên kiểm lâm Đồng Tháp rất chuyên nghiệp và có trình độ cao trong việc đốt chủ động.
Tôi còn thấy vui vì việc làm sáng nay là kết quả trực tiếp của chương trình phục hồi Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Nó cho thấy chúng ta không chỉ nuôi thả một vài cá thể sếu mà thực chất chương trình đang phục hồi cả hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim, một hình mẫu quý giá còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười xưa.
Một số hình ảnh lực lượng kiểm lâm tiến hành đốt cỏ chủ động trong khu A1 Vườn Quốc gia Tràm Chim:
Tràm Chim, 28/3/2025
TS. Trần Triết
Hội Sếu Quốc Tế
Nguồn: https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/22928259
Lúc 11 giờ sáng ngày 26/12, nhân viên bảo vệ Trạm Phú Hiệp, Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), ghi nhận 07 con sếu bay ngang trạm về hướng khu A5 của Vườn.
Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-STTTT ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Sếu đầu đỏ” trên ứng dụng e-DongThap, Cuộc thi diễn ra từ ngày 01/12/2024 đến ngày 10/12/2024 trên ứng dụng e-DongThap đã thu hút hơn 18.600 lượt người tham dự.
Sáng ngày 12/12, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu chào mừng.
Nhằm quảng bá và kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp; đặc biệt là công tác bảo tồn loài Sếu đầu đỏ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố Đề án “Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Dưới đây là chương trình hoạt động.
Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
Từ các vật liệu có sẵn tại địa phương và thân thiện với môi trường như: Rơm, giấy báo, đất sét v.v. những nghệ nhân đến từ làng Sawai So, tỉnh Buriram (Thái Lan) phối hợp cùng các nghệ nhân tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) tạo nên những mô hình Sếu đầu đỏ đầy sinh động, sắc nét. Hoạt động này diễn ra vào sáng ngày 07/12, tại Khu du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông.
Đây là cuộc thi do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 01 đến 10/12, trên ứng dụng e-DongThap.
Đồng Tháp đã ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng Sếu, tái thả Sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đề án còn có nhiệm vụ quan trọng đó là phục hồi hệ sinh thái, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc đảm bảo sinh kế cho người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả Sếu về môi trường tự nhiên.
Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), nơi đây từng ghi nhận có hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ, một trong 15 loài sếu hiện đang tồn tại trên thế giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng Sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm.