Từ các vật liệu có sẵn tại địa phương và thân thiện với môi trường như: Rơm, giấy báo, đất sét v.v. những nghệ nhân đến từ làng Sawai So, tỉnh Buriram (Thái Lan) phối hợp cùng các nghệ nhân tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) tạo nên những mô hình Sếu đầu đỏ đầy sinh động, sắc nét. Hoạt động này diễn ra vào sáng ngày 07/12, tại Khu du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông.
Nghệ nhân làng Sawai So hướng dẫn chi tiết cách tạo hình Sếu
Trong quá trình tạo hình Sếu đầu đỏ, đoàn nghệ nhân làng Sawai So rất nhiệt tình chia sẻ, hướng dẫn về kỹ thuật, cách chọn nguyên vật liệu cho các nghệ nhân của huyện Tam Nông, nhằm hướng đến tương lai tại Tam Nông sẽ có thật nhiều nghệ nhân lành nghề, tạo nên những mô hình Sếu đầu đỏ bắt mắt, để vừa thu hút được du khách tham quan, vừa truyền tải thông điệp bảo tồn và phát triển loài Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Rơm rạ là nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thân thiện với môi trường, khi được sử dụng để tạo hình Sếu đầu đỏ sẽ góp phần gia tăng giá trị từ cây lúa, nông dân còn được tạo thêm việc làm để nâng cao thu nhập.
Được biết, việc tạo hình Sếu đầu đỏ của nghệ nhân làng Sawai So, tỉnh Buriram còn là cách thể hiện tình yêu mà người dân nơi đây dành cho Sếu, chính con Sếu – loài chim hạc linh thiêng đã thu hút khách du lịch tới địa phương, mang lại việc làm, thu nhập cho người dân, đúng với phương châm “Người nuôi sếu, sếu nuôi người”.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, đoàn nghệ nhân, nông dân Thái Lan và lãnh đạo huyện Tam Nông, Vườn Quốc gia Tràm Chim,nghệ nhân Tam Nông tại buổi trình diễn mô hình
Ngoài hướng dẫn nông dân tạo hình Sếu, dịp này, các nghệ nhân và nông dân tỉnh Buriram (Thái Lan) còn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và du lịch sinh thái với nông dân huyện Tam Nông.
Tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Buriram có nhiều nét tương đồng về địa lý, kinh tế, hệ sinh thái; đặc biệt trong việc quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và bảo tồn loài Sếu đầu đỏ.
Nguyệt Ánh
https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/21359700?plidlayout=34
Lúc 11 giờ sáng ngày 26/12, nhân viên bảo vệ Trạm Phú Hiệp, Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), ghi nhận 07 con sếu bay ngang trạm về hướng khu A5 của Vườn.
Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-STTTT ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Sếu đầu đỏ” trên ứng dụng e-DongThap, Cuộc thi diễn ra từ ngày 01/12/2024 đến ngày 10/12/2024 trên ứng dụng e-DongThap đã thu hút hơn 18.600 lượt người tham dự.
Sáng ngày 12/12, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu chào mừng.
Nhằm quảng bá và kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp; đặc biệt là công tác bảo tồn loài Sếu đầu đỏ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố Đề án “Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Dưới đây là chương trình hoạt động.
Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
Đây là cuộc thi do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 01 đến 10/12, trên ứng dụng e-DongThap.
Đồng Tháp đã ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng Sếu, tái thả Sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đề án còn có nhiệm vụ quan trọng đó là phục hồi hệ sinh thái, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc đảm bảo sinh kế cho người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả Sếu về môi trường tự nhiên.
Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), nơi đây từng ghi nhận có hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ, một trong 15 loài sếu hiện đang tồn tại trên thế giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng Sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm.
Đây là cánh đồng ruộng hơn 2.000 hecta của nông dân khu ô bao số 52, tại ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông (thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim). Nông dân trong khu ô bao không làm lúa vụ 3 mà xả lũ, đón phù sa. Nhờ vậy, lượng cua, ốc, cá và các loài thủy sinh có trên đồng khá nhiều.