Đồng Tháp đã ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng Sếu, tái thả Sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đề án còn có nhiệm vụ quan trọng đó là phục hồi hệ sinh thái, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc đảm bảo sinh kế cho người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả Sếu về môi trường tự nhiên.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong (bìa phải) đến thăm mô hình lúa sinh thái của nông dân Nguyễn Văn Mẫn. Ảnh tư liệu
Theo đó, việc sản xuất lúa sinh thái kết hợp Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện tại khu vực tiếp giáp khu A4 Vườn, gồm ô bao số 25 xã Phú Đức và ô bao số 43B xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông). Bắt đầu từ vụ Đông Xuân 2023 - 2024 đến 2027 đạt diện tích 200 ha và đến năm 2032 phát triển nhân rộng mô hình ra khu vực vùng đệm.
Vùng lúa sinh thái - hữu cơ sẽ là nơi phục hồi đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động từ canh tác lúa sử dụng hóa chất và tận dụng lợi thế mùa nước nổi. Phát triển vùng lúa sinh thái - hữu cơ là nơi có tiềm năng xây dựng thương hiệu “Gạo Sếu Tam Nông” ở thị trường nội địa và quốc tế.
Trên nền tảng đó sẽ gắn kết vùng lúa sinh thái - hữu cơ với du lịch sinh thái - du lịch ruộng vườn và tạo ra nông sản an toàn phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện sức khỏe cho cộng đồng cư dân sinh sống quanh vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim.
“Gạo Sếu Tam Nông” được sản xuất từ vùng lúa sinh thái trên địa bàn huyện
Để đạt được mục tiêu đề ra, sự đồng tình và tham gia của cộng đồng, 12 ngàn hộ dân vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim có yếu tố quyết định rất lớn.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, sản xuất lúa sinh thái kết hợp Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ bắt đầu thực hiện từ vụ Hè thu 2023, với quy mô 39 ha/04 hộ tham gia. Sau 04 vụ triển khai, đến vụ Hè thu 2024 diện tích tăng lên 312,5 ha/41 hộ (tăng 112,5 ha so kế hoạch).
Hiệu quả từ việc giảm lượng giống gieo sạ và sử dụng một phần phân hữu cơ thay thế cho phân bón vô cơ đã được chứng minh sau nhiều vụ triển khai mô hình. Thực tế cho thấy, đây là giải pháp quan trọng trong việc định hướng thay đổi thói quen canh tác của nông dân, chuyển dần sang sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Là một trong những nông dân đi đầu trong sản xuất lúa sinh thái, nông dân Nguyễn Văn Mẫn, sinh năm 1962, ngụ ở ấp Phú Xuân, xã Phú Đức, huyện Tam Nông cho biết, nếu như trước đây nông dân sạ 20 kg lúa giống/công (1.000 m2), thì bây giờ chỉ sạ 10 kg/công. Rơm rạ trước đây bà con nông dân đốt bỏ thì bây giờ không đốt mà dùng chế phẩm, phương pháp cày vùi để hạn chế khói bụi ô nhiễm. Về mùa vụ, chúng tôi vẫn giữ nguyên 03 vụ/năm. Chúng tôi áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm phân, thuốc hóa học và tăng phân hữu cơ. Khi áp dụng, năng suất lúa có giảm nhưng không nhiều, thay vào đó bà con tiết kiệm được chi phí cho phân bón, thuốc hóa học nên lợi nhuận nhiều hơn.
Nông dân Nguyễn Văn Mẫn tại cánh đồng lúa sinh thái
Nông dân Nguyễn Văn Mẫn phấn khởi cho hay, sản xuất lúa kiểu truyền thống sẽ gây ô nhiễm môi trường vì độc hại từ phân bón hóa học, khói bụi từ đốt rơm rạ. Được sự động viên, tuyên truyền của địa phương cũng như sự ủng hộ, đồng lòng của các thành viên, gia đình ông chuyển sang mô hình lúa sinh thái để tạo môi trường xanh - sạch - đẹp với hy vọng Nhà nước có thể tổ chức thả Sếu, bà con đón Sếu về.
Không chỉ với nông dân Nguyễn Văn Mẫn mà với nhiều người dân Tam Nông, chim sếu về là tín hiệu đáng mừng vì đây là loài chim tâm linh. Nơi nào sếu về nhiều thì năm đó bà con làm ăn khá giả. “Mười mấy năm trước, tôi đã thấy sếu sinh sống tại đây nhưng nó di cư do con người tác động, môi trường ô nhiễm. Dù làm lúa sinh thái vài năm nay nhưng số lượng sếu vẫn chưa về nhiều. Tôi hy vọng một ngày nào đó sếu sẽ trở về và chung sống cùng bà con an lành” – ông Mẫn hy vọng.
Có thể thấy, trồng lúa sinh thái tại Tam Nông, người nông dân không chỉ được bảo vệ sức khỏe chính mình khi giảm phân bón, thuốc hóa học mà còn tạo ra sản phẩm lúa gạo chất lượng, giá trị cao, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện được mục tiêu tạo môi trường sinh thái an toàn cho Sếu đầu đỏ có thể sinh sống tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Nguyệt Ánh
Nguồn: https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/21359549?plidlayout=34
Lúc 11 giờ sáng ngày 26/12, nhân viên bảo vệ Trạm Phú Hiệp, Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), ghi nhận 07 con sếu bay ngang trạm về hướng khu A5 của Vườn.
Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-STTTT ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Sếu đầu đỏ” trên ứng dụng e-DongThap, Cuộc thi diễn ra từ ngày 01/12/2024 đến ngày 10/12/2024 trên ứng dụng e-DongThap đã thu hút hơn 18.600 lượt người tham dự.
Sáng ngày 12/12, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu chào mừng.
Nhằm quảng bá và kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp; đặc biệt là công tác bảo tồn loài Sếu đầu đỏ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình công bố Đề án “Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Dưới đây là chương trình hoạt động.
Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
Từ các vật liệu có sẵn tại địa phương và thân thiện với môi trường như: Rơm, giấy báo, đất sét v.v. những nghệ nhân đến từ làng Sawai So, tỉnh Buriram (Thái Lan) phối hợp cùng các nghệ nhân tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) tạo nên những mô hình Sếu đầu đỏ đầy sinh động, sắc nét. Hoạt động này diễn ra vào sáng ngày 07/12, tại Khu du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông.
Đây là cuộc thi do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 01 đến 10/12, trên ứng dụng e-DongThap.
Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), nơi đây từng ghi nhận có hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ, một trong 15 loài sếu hiện đang tồn tại trên thế giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng Sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm.
Đây là cánh đồng ruộng hơn 2.000 hecta của nông dân khu ô bao số 52, tại ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông (thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim). Nông dân trong khu ô bao không làm lúa vụ 3 mà xả lũ, đón phù sa. Nhờ vậy, lượng cua, ốc, cá và các loài thủy sinh có trên đồng khá nhiều.